Tại sao nên sử dụng Workstation
Workstation hay máy trạm là các máy tính chuyên dùng trong các lĩnh vực truyền hình, đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lí âm thanh, hình ảnh, biên tập phim, camera…
Hiện tại nhiều người vẫn có thói quen dùng máy desktop để thực hiện những công việc này và ngày nay cấu hình của máy desktop cũng mạnh hơn trước nhiều nhưng việc sử dụng Workstation vẫn rất cần thiết.
Thực tế có nhiều người nghĩ chỉ cần một số tiền bỏ ra lớn hơn thì sẽ mua được một chiếc PC với cấu hình thật mạnh là có thể thoải mái phục vụ cho công việc thiết kế, biên tập.
Nhưng sau một thời gian sử dụng mới thấy được những điểm bất cập mà PC mang lại, ví dụ như khi mô phỏng một chuyển động thì hình ảnh không thật sự mượt mà, không chi tiết, khi render (quá trình kết xuất mô hình thiết kế thành sản phẩm cuối cùng) phải mất một thời gian khá lâu mới hoàn thành xong sản phẩm, và tệ nhất là máy hay dở chứng màn hình xanh đột ngột.
Bạn thử tưởng tượng công ty có được một hợp đồng thiết kế béo bở nhưng phải hoàn thành đúng kế hoạch, nếu không sẽ bị cắt hợp đồng và bồi thường.
Bạn miệt mài làm việc và hào hứng cắm máy render (tốc độ render 3D trên PC thường chỉ bằng 1/10 Workstation) chờ chạy xong để bàn giao dự án, máy chạy được 80% và màn hình xanh hiện ra, có lẽ lúc này bạn không đủ thời gian để render lại nữa.
CPU Workstation.
Thường thì các Workstation sẽ dùng CPU chuyên dụng Intel Xeon – loại CPU dành cho Server với nhiều ưu điểm như độ bền cao, ổn định, tốc độ nhanh, bộ nhớ đệm lớn và hỗ trợ RAM ECC
Ngoài sức mạnh về phần cứng, Intel Xeon còn được các hãng phần mềm nổi tiếng như Adobe, AutoDesk, PTC tiến hành thử nghiệm sản phẩm và chứng nhận đạt được tiêu chuẩn hiệu quả khi dùng phần mềm của họ như AutoCAD, Adobe, Windows…
Mainboard Workstation
Về chức năng cơ bản thì giống với các Mainboard phổ thông nhưng có một số nâng cấp và khác biệt như sau:
- Sử dụng linh kiện chất lượng cao đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài
- Sử dụng các chipset cao cấp
- Hỗ trợ nhiều CPU
- Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM và dung lượng tối đa cũng lớn hơn
- Tích hợp chipset cấu hình RAID hỗ trợ các chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD
Ram Workstation (Ram ECC)
Trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao rất dễ xảy ra xung đột. Khi xung đột xảy ra RAM non-ECC phải nạp lại toàn bộ dữ liệu vì không có khả năng quản lí dòng dữ liệu dẫn đến hiện tượng lỗi phần mềm, treo máy, màn hình xanh.
RAM ECC (Error Checking and Correction) là loại RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp bạn giảm rủi ro và chi phí vận hành.
- Không có ECC, một hệ thống RAM 4GB có thể gặp khoảng một lỗi mỗi tuần
- Những lỗi phát sinh trong quá trình chạy khiến bạn có thể mất dữ liệu hoặc gặp màn hình xanh tử thần
- RAM ECC tự động sửa đến 99.99% những lỗi bộ nhớ phát sinh
Ổ cứng Workstation
- SATA Loại ổ cứng cơ học phổ thông giá rẻ dung lượng cao nhưng tốc độ truy xuất thấp (20mb/s – 100mb/s), thường thấy ở tất cả các máy PC, Server và cả Workstation
- SAS Loại ổ cứng trung cấp có giá đắt hơn và tốc độ nhanh hơn (200MB/s – 1000mb/s), dung lượng lưu trữ vào khoảng 300GB – 1TB, có độ bền cao hơn ổ SATA
- SSD Loại ổ cứng cao cấp thể rắn dung lượng thấp nhưng tốc độ truy xuất cực nhanh, thường tốc độ ghi dữ liệu vào khoảng 500mb/s – 3000mb/s, tiết kiệm 30%-60% điện năng, không gây tiếng ồn, chạy mát và chống sốc
Để đảm bảo dung lượng lớn và truy xuất dữ liệu nhanh Workstation cho phép gắn từ 2 ổ cứng trở lên và CPU đã tích hợp RAID. Thế nên ta có thể cấu hình RAID để tạo khả năng kháng lỗi hoặc tăng tốc độ truy xuất
Bạn có thể nâng cao hiệu suất vận hành đồng thời tiết kiệm được số tiền bỏ ra bằng cách kết hợp sử dụng cả SSD và SATA. SSD dùng làm ổ cứng chứa hệ điều hành còn SATA làm ổ cứng chứa dữ liệu.
Card đồ họa cho Workstation
Một linh kiện không thể thiếu cho bộ máy workstation là card đồ họa các bạn xem qua bài Card đồ họa cho Workstation nhé.