Nvidia Tesla M60,M6 với cộng nghệ Grid 2.0 có gì mới và sư khác nhau giữa Grid 1.0 (Tesla K1, K2) và Grid 2.0 (Tesla M60, M6).
Theo thông tin chính thức từ hãng NVIDIA thì hãng đã công bố EoL (End-of-life ) cho dòng card Tesla K1 và K2 Grid 1.0 (tính từ Q4-2016) và chính thức chuyển giao qua phiên bản mới Grid 2.0 mà đại diện chính thức là dòng card Nvidia Tesla M60 và Nvidia Tesla M6.
Như vậy với phiên bảng Grid 2.0 này thì Nvidia có nâng cấp gì mới?
Ngoài những thông số kỹ thuật chính như : CUDA Cores, VRAM, Concurrent Users, H.264 1080p30 Streams, GPU … Có lẽ điều đáng quan nhất đối với dân ảo hoá cần sử dụng vGPU ở đây sẽ là License (bản quyền).
Đồng nghĩa là bạn muốn sử dụng Grid 2.0 phải mua bản quyền, vì khi mua card Tesla M60, Tesla M6 về mặt vật lý cũng chỉ là Tesla kiến trúc Maxwell (GM204), chỉ khi add Lisence Grid 2.0 và switch mode từ Tesla qua Grid mới sử dụng được vGPU.
Grid 1.0 (Tesla K1, K2) và Grid 2.0 (Tesla M60, M6) có những điểm khác nhau sau đây:
NVIDIA Tesla/GRID GPU Specification Comparison | ||||
Tesla M60 | Tesla M6 | GRID K2 | GRID K1 | |
CUDA Cores | 4096
(2x 2048) |
1536 | 3072
(2x 1536) |
768
(4x 192) |
VRAM | 16GB GDDR5
(2x 8GB) |
8GB GDDR5 | 8GB GDDR5
(2x 4GB) |
16GB DDR3
(4x 4GB) |
Concurrent Users | 2-32 | 1-16 | 1-16 | 2-32 |
H.264 1080p30 Streams | 36 | 18 | ? | ? |
Form Factor | Dual Slot PCIe | MXM | Dual Slot PCIe | Dual Slot PCIe |
TDP | 225W-300W | 75W-100W | 225W | 130W |
GPU | 2x GM204 | GM204 | 2x GK104 | 4x GK107 |
Theo bảng thông kê chi tiết kỹ thuật phía trên cho ta thấy từ dòng Grid K series đến dòng Grid M series là quá trình chuyển đổi từ kiến trúc Kepler sang Maxwell (GM204). Sự khác nhau đáng quan tâm ở đây là số GPU trên 1 card và hình thức bên ngoài.
Phần lớn trong 2 card thì Tesla M60 với 2 GPU GM204 kích hoặt đầy đủ 16GB of GDDR5 (8GB trên mỗi GPU).
Với ngoại hình bên ngoài có kích thước full size chiếm dual slot PCIe như những dòng trước thì điện năng tiêu thụ chiếm khoãng 225W-300W tuỳ thuộc vào hiệu suất hoặc động và qui trình làm mát (tính cả passive và active).
NVIDIA đã đánh giá Tesla M60 có thể lên đến 32 người sử dụng vGPU đồng thời, hoặc 16 người mỗi GPU GM204.
Một điều đáng chú ý ở đây cũng là lần đầu tiên thấy hai GM204 trên một card, và đây cũng là lần đầu tiên phát hành cho thị trường đến với người dùng đầu cuối.
Trong khi đó Nvidia Tesla M6 thì được Nvidia đánh dấu như một yếu tố hình thức đầy mới mẽ cho dòng sản phẩm GRID NVIDIA nói chung và Tesla nói riêng. Còn ngoại hình bên ngoài với kích thước MXM, cùng lõi đơn GM204 với 12 of 16 SMXes (1536 CUDA cores) được kích hoạt kết hợp với 8GB bộ nhớ GDDR5. Chỉ một GPU Nvidia Tesla M6 tương đương một nữa Nvidia Tesla M60 đồng thời được tính toán cho khoảng 16 người dùng, tuy nhiên điện năng tiêu thụ chỉ từ 75W đến 100W.
Nhưng quan trong hơn hết với yếu tố kích thước MXM được thiết kế phù hợp với các máy chủ phiến (Blade) mật độ cao. Để hình dung về hình dáng MXM là gì lúc này chúng ta có thể liên tưởng đến một dòng khá phổ biến mà hầu hết người tiêu dùng đều biết đó là NVIDIA GeForce GTX 980M.
Việc ứng dụng 1080p30 H.264 streams, encode (mã hoá) dành riêng cho thi trường video encoder. Tesla M60 đánh giá 36 streams và Tesla M6 cho 18 streams và được phát hành dưới danh nghĩa Tesla chứ không phải Grid.
Trước đây việc tính toán thuần tuý chỉ dành cho thương hiệu Tesla (k80,K40,K20…) của Nvidia nhưng từ khi VDI (Virtual Desktop Infrastructure) ra đời, việc ứng dụng GPU để tính toán hay chuyển sang vGPU thì không còn sự khác về phần cứng là máy. Tính tới thời điểm hiện tại Nvidia sẽ hội tụ tất cả các dòng card cho máy chủ dưới thương hiệu Tesla.
Trở lại những cống bố mà Nvidia giới thiệu về Grid 2.0 cung cấp một loạt các hiệu suất, mật độ tính năng tăng gắp đôi so với Grid 1.0
Hoặc
Quay trở lại thực tế việc Nvidia phát hành dòng card Tesla M6 với hình dạng kích thước MXM dành riêng cho máy chủ phiến (server blade) đóng một vai trò không nhỏ hay nói cách khác đã được Nvidia tính toán rất kỹ từ trước. Đơn cữ là máy chủ phiến cung cấp mật độ phần cứng rất lớn việc mang GPU vào môi trường này cho phép đẩy mật độ phát triển VDI và tăng tốc GPU lên một bước tiến mới và việc hỗ trợ concurrent users từ 128 users trở lên trong môi trường VDI.
Trước đây việc ứng dụng vGPU trong môi trường Grid hổ trợ CUDA core phải sử dụng tỷ lệ 1:1 (pass-through) mới có thể truy cập CUDA cores. Chính vì vậy nữa thập kỷ qua Nvidia đã đẩy mạnh việc nghiên cứu khả năng tăng tốc GPU tính toán qua CUDA cores bằng những gói phần mềm chuyên nghiêp đi kèm.
Với những gói phần mềm này cải thiện được tình hình tăng tốc đầy đủ cho môi trường vGPU hay nói cách khác chạy trong môi trường hoàn toàn ảo trên 1 GPU card. Tuy nhiên cần lưu ý ở đây có một số hạn chế của NVIDIA chú ý là hỗ trợ CUDA vGPU đòi hỏi phải sử dụng GRID 2.0 “8GB profile.”
GRID 2.0 cũng cải thiện về Guest OS hỗ trợ nhiều hệ điều hành. Môt điều mới nữa về GRID 2.0 NVIDIA đã hỗ trợ Guest Linux. Về đối tượng của Linux trường hợp sử dụng NVIDIA đề cập cụ thể người sử dụng bên phía người dùng đầu cuối như oil and gas, Cad/Cam…
Trong khi đó GRID 2.0 cũng giới thiệu hỗ trợ chính thức cho Windows 10, cho phép OS mới nhất của Microsoft vẫn được ảo hóa trong khi giữ lại các chức năng đầy đủ của GRID.
Những dòng cuối cùng chúng tối muốn đề cập ở đây về Grid 2.0 có thể hỗ trợ cho màn hình 4K. Trước đây độ phân giải tối đa GRID là WQXGA (2560×1600). Đây có thể nói là bước tiến đáng kể trong thị trường đòi hỏi mật độ hiển thị cao. Nhìn chung giới hạn mới cho GRID 2.0 là màn hình 4K cho mỗi máy ảo.